Cách tạo những cây bon sai có gốc to

Một cây có gốc đẹp mà cành lá không cân đối thì cũng như người đẹp mà để đầu tóc rối bời vậy. Ở đây, chúng ta chỉ chú trọng đến việc tạo được một gốc cây to như ý một cách nhanh chóng mà thôi.

Trong bài viết này, chúng ta tạm thời bỏ qua việc cân đối cành lá của cây. Một cây có gốc đẹp mà cành lá không cân đối thì cũng như người đẹp mà để đầu tóc rối bời vậy. Ở đây, chúng ta chỉ chú trọng đến việc tạo được một gốc cây to như ý một cách nhanh chóng mà thôi.
Một cây, tùy theo loại mà lớn nhanh hay chậm, có gốc nhỏ hay lớn. Để nuôi cây có gốc to rồi đốn bớt phần trên thì hơi uổng phí thời gian cũng như dinh dưỡng cây. Nếu dùng phương pháp cắt tỉa tạo nhiều cành gần gốc thì cây cũng bị ảnh hưởng về tăng trưởng phần nào, do bị cắt tỉa quá nhiều. Đó là chưa kể những giống cây bụi đẹp nhưng lại hiếm khi có được thân to.
Vào khoảng năm 1993, chuyên gia cây cảnh Doug Philips nhận thấy rằng: một số loài cây khi được trồng gần nhau có thể dính liền nhau như được ghép cành. Và rồi ông lợi dụng đặc điểm này để tạo gốc to từ nhiều cây nhỏ, hay từ các cây trồng bằng hạt. Một hai năm sau ông bắt đầu tiến hành trồng thử và dần dần hoàn thiện kỹ thuật.
Phương pháp này cơ bản là ghép nhiều cây nhỏ lại thành cây to, đồng thời vận dụng thêm việc chỉ dồn sức tăng trưởng của cây để tạo một cái khuôn của gốc. Ưu điểm của kỹ thuật này là tạo được gốc cây to theo ý muốn từ các cây con, thân nhỏ. Như trong ví dụ thì ông Doug Philips đã tạo được một gốc với đường kính khoảng 30 đến 40 cm. Khuyết điểm là cây gần như rỗng ruột và chưa có thử nghiệm nào về đường kính lớn nhất của gốc được tạo ra. Các bước thực hành khá đơn giản, chúng ta có thể theo dõi qua những tấm hình và chú thích sau đây:
Cây thích trồng từ hạt có lá mùa thu:
Đẽo một gốc cây hay khúc gỗ nào đó làm đế cho mấy cây thích con bám vào. Có thể khắc trên đế gỗ này những đường xoắn ốc để ta dễ cố định thân cây con theo những rãnh này: Đặt cây con vào đế gỗ. Ta bắt đầu bằng việc cố định vài cây trước, để chúng chạy dọc theo đường xoắn ốc, thiết lập đường xoắc ốc cơ bản. Có thể chia đều phần gốc ra làm 3 phần, mỗi phần sẽ tạo một tán lá của tác phẩm sau này, rồi cho chúng chạy dọc theo đường xoắc ốc:
Tiếp tục cố định các thân cây nhỏ lên phần đế gỗ. Các thân cây giúp tạo gốc mà không dùng để làm cành cây sau này sẽ được cắt bỏ sau khi các thân cây ăn liền với nhau:
Hoàn tất việc cố định các thân cây nhỏ đầy hết phần đế của gốc cây này mất khoảng 9 tiếng đồng hồ. Khâu này khá quan trọng, với việc cố định thân cây nhỏ bằng kẽm, dây thông thường mất khoảng 12 đến 18 tháng để các thân cây liền với nhau. Nếu dùng kẽm nhỏ, đặt các thân cây xoắn chặt với nhau hơn thì các thân cây nhỏ chỉ cần khoảng 6 đến 12 tháng để liền với nhau. Sau đó chúng ta có thể vô chậu liền hay trồng cây xuống đất:
Trồng cây xuống đất lại. Chú ý, với những thế thông thường và không có dụng ý đặc biệt, ta đừng bó nguyên chùm cây này đến tận ngọn, hãy để cành chỉa ra một số chỗ, mỗi chỗ một vài cành. Các cành này có thể giúp tạo dáng cho thân cây lớn sau này dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn:
Bứng cây lên vào năm thứ 2. Góc nhìn này từ phần đáy của đế ta có thể thấy rễ mọc đều xung quanh. Lần bứng này có thể được lợi dụng để lấy phần đế ra luôn hay để nó tự hủy:
Cắt tỉa, trồng trở lại với sự chỉnh hướng rễ cây tỏa ra xung quanh theo ý muốn. Thời gian này, các thân cây bắt đầu liền với nhau. Cây có thể được trồng thẳng dưới đất thêm một hoặc hai năm nữa:
Sang năm thứ ba, các thân liền với nhau tốt hơn:
Năm thứ năm: Chuẩn bị vô chậu có đường kính khoảng 50 cm:
Vậy là bạn đã có một cây bon sai với gốc to như ý, và điều đặc biệt là bạn đã rút ngắn được thời gian một cách đáng kể để sở hữu một cây bon sai tuyệt vời như vậy:
Facebook: https://www.facebook.com/CaycanhNgocBaoDai/

 

 

 

 

Thiết kế Web: TungPhuong.Com

Banner phai
Banner phai
TOP